Sở hữu môi trường làm việc năng động, thu nhập hấp dẫn, môi giới bất động sản đang trở thành nghề yêu thích của nhiều  người trẻ. Tuy nhiên, nghề nào nghiệp nấy. Những khó khăn trong nghề môi giới bất động sản cũng không phải là ít.

1. Áp lực công việc lớn

Với bất cứ ai xác định đi theo nghề môi giới bất động sản đều không thể phủ nhận áp lực công việc của nghề này cực kì lớn.

ap-luc-cong-viec-lon
Nghề môi giới bất động sản phải chịu nhiều áp lực (ảnh minh họa)

Ngoài việc thường xuyên gọi từ 100-200 cuộc điện thoại mỗi ngày, môi giới hầu như không có ngày nghỉ, cuối tuần. Bởi do đặc thù công việc, ngày nghỉ của mọi người lại là ngày môi giới vất vả nhất vì khách gọi đi xem nhà, đi đặt cọc, nhờ tư vấn dự án…

Mặc dù môi trường làm việc năng động song thời gian làm việc của môi giới là không giới hạn. Bất cứ lúc nào dù đang ngủ, ăn trưa hay nghỉ ngơi, miễn có khách gọi là “lao đến”, bất kể trời mưa hay nắng.

Chưa kể đôi khi môi giới còn phải đi thực tế dự án, bán dự án xa nhà, bán hàng cho khách nước ngoài, lệch múi giờ cũng nhiều nỗi “truân chuyên”.

2. Thiếu sự ổn định

Không giống như các công việc khác, môi giới bất động sản là nghề khá bấp bênh, không có sự ổn định. Trong đó, người làm nghê môi giới ngoài thu nhập không chắc chắn còn phải đối mặt với dòng sản phẩm không ổn định và biến thiên liên tục theo thị trường.

Việc lựa chọn đúng sản phẩm tiềm năng, đúng chủ đầu tư tốt có thể mang về cho môi giới những đơn hàng có giá trị và sự tin tưởng của khách hàng.

Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo, lựa chọn nhầm sản phẩm, môi giới sẽ phải trả giá đắt cho sự nghiệp của mình.

Song song với đó, việc rèn luyện các kĩ năng, bắt kịp xu hướng, vận dụng tối ưu các công nghệ bán hàng mới cũng là đòi hỏi bắt buộc đối với các môi giới nếu không muốn bị đào thải trước guồng quay nhu cầu của thị trường.

3. Tài chính “lao đao”

Thực tế, hầu hết các môi giới hiện nay đều không có mức lương cứng, thu nhập chủ yếu dựa vào hoa hồng sản phẩm.

van-de-ve-tai-chinh-khi-khong-co-giao-dich
Các khoản chi cứ dồn dập tới hàng tháng

Với những người mới vào nghề, đây là một thách thức lớn khi vừa phải lo các chi phí công việc (xăng xe, điện thoại, gặp gỡ đối tác, khách hàng…) vừa phải lo các khoản chi phí ăn ở, sinh hoạt…

Ngoài ra, để sản phẩm tiếp cận được khách hàng, nhiều môi giới còn phải bỏ tiền túi và công sức ra để chạy quảng cáo, làm web, phát tờ rơi… rất tốn kém, vất vả.

Tình trạng này nếu kéo dài quá lâu, nhất là khi công việc không cho kết quả tương xứng dễ khiến nhiều người lâm vào cảnh nợ nần, nản lòng và bỏ cuộc.

4. Môi trường cạnh tranh khốc liệt

Hiếm có môi trường nào cạnh tranh khốc liệt như nghề môi giới bất động sản. Từ việc tìm kiếm khách hàng, đối tác, chọn dự án, cho đến việc chốt khách, chọn căn, kí hợp đồng mua bán… mỗi môi giới đều phải cạnh tranh với rất nhiều “đối thủ” khác.

Chưa kể những chiêu thức “bẩn” như cắt máu, lừa cọc, quỵt tiền hoa hồng, kéo khách, cướp khách… cũng không phải là chuyện quá hiếm gặp trong nghề môi giới.

5. Không được đào tạo bài bản

Đây được coi là khó khăn lớn nhất với những môi giới bất động sản mới vào nghề.

Bởi lẽ, ngoài nhiệt huyết, những môi giới trẻ hầu như không có môi trường đào tạo chuyên nghiệp, không biết nên bắt đầu từ đâu cũng như không có lộ trình lẫn người hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm để học hỏi và vươn tới thành công một cách bớt khó khăn và ít tốn “học phí” nhất.

Phần lớn trong số họ đều tự học hỏi, mày mò, va vấp và tự rút ra kinh nghiệm, bài học cho chính mình.

Không ít người, sau một thời gian dài mò mẫm tìm đường và không đạt được kết quả như kì vọng đã nản lòng, dừng bước và rẽ lối sang con đường khác.

Thực tế, theo kinh nghiệm của những người đi trước, một môi giới bất động sản mới vào nghề, để thành công, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường phát triển.

Việc lựa chọn đúng môi trường sẽ giúp một môi giới khởi nghiệp có cơ hội “sống sót” gấp đôi.

dao-tao
Buổi đào đạo kỹ năng và kiến thức về bất động sản của anh Ngô Quốc Dũng – CEO công ty cổ phần TIMLAND

Tại Timland, với mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho những người trẻ khởi nghiệp với nghề bất động sản, chúng tôi mang đến môi trường làm việc đầy chuyên nghiệp, tinh thần đội nhóm cao, cởi mở, chân thành và chia sẻ.

Song song với đó, ban lãnh đạo công ty cũng vạch sẵn lộ trình phát triển cho các thành viên mới. Đồng thời, các khóa đào tạo chuyên sâu, chia sẻ kinh nghiệm thực tế, áp dụng thực chiến cũng được xây dựng nhằm cung cấp cho người trẻ những kiến thức, kĩ năng quan trọng nhất của nghề môi giới, tạo hành trang cho các bạn vững bước vào nghề.

Đặc biệt, hiện tại Timland đang phát triển mở rộng quy mô và nhân sự phòng kinh doanh. Các bạn trẻ đam mê và khao khát khởi nghiệp với nghề bất động sản có thể gia nhập và thử sức với lĩnh vực mới mẻ này tại đây!

Những khó khăn của nghề môi giới bất động sản
Đánh giá bài viết!